Hiện nay, cây lúa Đông xuân 2023-2024 trà đầu đã bước vào giai đoạn đứng cái, lúa sạ muộn đang trong kỳ đẻ nhánh. Các loại cây màu, cây công nghiệp ngắn ngày giai đoạn phát triển thân lá, phân cành, diện tích đậu phụng trồng sớm đã có quả non, trà 2 bắt đầu ra hoa rộ, nhìn chung cây trồng sinh trưởng phát triển khá, nhưng có những diện tích còn sót cỏ nhiều, một số diện tích có chuột xuất hiện.
H
|
I. Đối với cây lúa
1. Biện pháp chăm sóc:
- Tập trung bón đòng cho những chân ruộng 45 - 50 ngày tuổi đối với giống
trung và ngắn ngày, bón phân đòng phải đầy đủ và cân đối theo quy trình hướng
dẫn của sở NN&PTNT. Riêng phân kali phải bón đủ mỗi sào 3-4 kg đối với lúa
thuần, 4-5 kg đối với lúa lai, những chân ruộng lúa kém phát triển, vàng do thiếu
phân bón, cần bón thêm 1-1,5kg Urê hoặc dùng các loại phân bón lá phun bổ sung
để lúa phục hồi nhanh.
Cần giữ mực nước ổn định trong ruộng từ 3-5cm, để bón đòng và để cho cây
lúa làm đòng, trổ thuận lợi, kết hợp nhổ cỏ bằng tay ở những chân ruộng còn sót
nhiều cỏ dại.
2. Biện pháp quản lý dịch hại:
- Đối với chuột hại: Giai đoạn lúa đứng cái, làm đòng chuột sẽ cắn phá
mạnh, để hạn chế chuột hại cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
+ Biện pháp thủ công: Đề nghị bà con tập trung ra quân phát quang bụi rậm
xung quanh bờ, các đám ruộng không sản xuất, dùng các bẫy bán nguyệt, bẫy kẹp,
bẫy lồng đặt tại những nơi chuột thường hay đi lại hoặc cửa hang để diệt chuột.
+ Biện pháp hóa học:
Dùng thuốc Racumin 0.75 TP hoặc một số loại thuốc khác như: QT92,
Killrat, Klerat..trộn với mồi khoai, sắn, ngô, mầm lúa. Các thôn thành lập tổ diệt
chuột cộng đồng, cần tích cực hoạt động để hạn chế chuột gây hại giai đoạn lúa
đứng cái, làm đòng.
Chú ý thời kỳ này chuột cắn còn để mài răng nên dùng sắn khoai cả củ,
hoặc cắt lát tẩm với thuốc cho vào bao nilon nhỏ kít lại đặt ở những nơi chuột
cắn phá nhiều hoặc thường hay đi lại để nhử chuột.
- Đối với Rầy nâu, rầy lưng trắng: Đề nghị bà con nông dân cần thường
xuyên thăm đồng, vạch gốc lúa và quan sát kỹ gốc lúa để phát hiện sớm nếu mật
độ rầy có từ 2-3 con /dảnh thì dùng một trong các loại thuốc: Victory 585EC,
META GOld 800WP,... phun trừ.
- Đối với bệnh đạo ôn: Những chân ruộng thừa đạm, những giống nhiễm
cần tăng cường kiểm tra phát hiện xử lý ngay không để lây lan ra diện rộng. Khi
phát hiện bệnh chớm xuất hiện thì dùng các loại thuốc đặc hiệu sau: Beam 75WP;
Kasai-S 92SC… để phun trừ.
- Đối với sâu cuốn lá nhỏ: Hiện nay sâu non chủ yếu ở tuổi 4-5, dự kiến sâu
non lứa tiếp theo sẽ gây hại lúa làm đòng, trỗ. Đây là lứa sâu nguy hiểm, Ban thôn
cần chỉ đạo khuyến nông thôn thường xuyên kiểm tra ruộng, khi thấy bướm ra rộ
thì sau 4-5 ngày (nếu mật độ bướm cao) thì hướng dẫn nông dân sử dụng một trong
các loại thuốc đặc hiệu như: Vitako 40WG, Angun 5WG, ...., những chân ruộng
vừa có rầy, vừa có các loại sâu trên chỉ cần phun Victory 585EC, Pyrifda aic 250,
không cần hỗn hợp thêm các loại thuốc trừ sâu.
Lưu ý:
- Chỉ sử dụng thuốc BVTV khi thật cần thiết như đã nêu ở trên, không sử
dụng thuốc tràn lan để tránh bộc phát sâu, rầy vào giai đoạn cuối vụ đồng thời
tránh ô nhiễm môi trường.
- Để đạt hiệu quả diệt trừ cao, khi phun thuốc trừ rầy cần tuân theo nguyên
tắc “4 đúng”, và dâng cao mực nước ruộng.
II. Đối với cây màu và cây công nghiệp ngắn ngày:
1. Biện pháp chăm sóc cây trồng:
Tranh thủ thời tiết nắng ấm tập trung bón thúc, chú ý tăng cường phân Kali để cây trồng phát triển tốt. tăng khả năng chống chịu cho cây.
Đối với cây Lạc trà sớm đâm tỉa trái non, trà muộn giai đoạn ra hoa rộ cần tưới cho đảm bảo, kết hợp xới xáo, khi xới tránh làm tổn thương rễ để tránh sự xâm nhập của vi khuẩn và nấm gây chết cây, đối với diện tích phát triển vượt quá ngưỡng bình thường thì sử dụng thuốc điều hòa sinh trưởng để ức chế sinh trưởng, tập trung dinh dưỡng nuôi quả.
2. Biện pháp quản lý dịch hại:
2.1. Đối với cây Lạc:
- Bệnh thối do nấm: Tốt nhất phun phòng trong giai đoạn quả non để hiệu quả phòng trừ cao, sử dụng các loại thuốc sau: Anvil; Nevo 330EC… để phun phòng.
- Bệnh thối mốc trăng, mốc đen: dùng các loại thuốc: Mataxy; Ridomin… để phun trừ.
- Bệnh héo xanh vi khuẩn: Khi phát hiện bệnh tiến hành nhổ bỏ ngay cây bị bệnh và gom để tiêu hủy, dùng vôi bột rải vào các gốc cây bị bệnh, sau đó sử dụng một trong các loại thuốc sau: Kasumin, Xanthomic… để phun trừ.
2.2. Đối với cây màu các loại:
- Bệnh thán thư: dùng các loại thuốc Antracol 70WP; Nativo 750WG… để phun trừ.
- Đối với các loại sâu ăn lá: Khi mật độ thấp nên dùng biện pháp thủ công như: bắt, ngắt ổ trứng, khi mật độ cao mới dùng thuốc để phun, ưu tiên các loại thuốc có nguồn gốc từ thảo mộc, thuốc sinh học như: Vitako 40WG; Reasgant 3,6EC… để phun trừ.
- Đối với bệnh thối hạch trên cây đậu Cove: dùng các loại thuốc có hoạt chất Iprodion như: Viroval 50BTN, Hạt vàng để phun trừ.
|