Để giúp nông dân quản lý dịch bệnh trong giai đoạn trổ - chín, bảo vệ an toàn cho lúa vụ Hè thu 2023. UBND xã Duy Nghĩa hướng dẫn một số biện pháp sau:
- Đối với rầy nâu, rầy lưng trắng:
Ban thôn chỉ đạo Tổ KNCĐ và bà con nông dân thường xuyên thăm đồng, vạch gốc lúa để kịp thời phát hiện rầy gây hại, phải quan sát khắp mặt ruộng để phát hiện các “ổ rầy” cục bộ. Khi phát hiện rầy có mật độ bình quân từ 01-02 con/dảnh, sử dụng các loại thuốc như: Chess 50WG, Meta gold 800, Victory 585EC,… để phun trừ. Đối với các “ổ rầy” cần khoanh vùng và phun thật kỹ để tránh lây lan.
- Đối với bệnh khô vằn:
Cần vạch lúa kiểm tra nếu thấy bệnh xuất hiện thì dùng một trong các loại thuốc Validacin, Anvil, Moren... phun trừ.
3. Đối với bệnh thối thân, thối hạt vi khuẩn:
Để quản lý tốt và hạn chế bệnh thối thân, thối hạt vi khuẩn phát
sinh trên giống lúa Thiên Ưu 8, nếu hộ chưa phun phòng trước trổ thì phải phun sau sau trổ từ 5-7 ngày bằng một trong các loại thuốc đặc hiệu như: Tilt super 300EC, Anvin5SC, để phun.
*Lưu ý:
- Để đạt hiệu quả phòng trừ cao, khi sử dụng thuốc BVTV phải tuân thủ theo nguyên tắc “4 đúng”.
- Khi phun thuốc phải đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng để tránh nhầm lẫn thuốc và hàng hết hạn sử dụng.
- Mỗi sào phải phun đủ 30 lít nước thuốc đã pha trở lên, pha đúng nồng độ hướng dẫn trên nhãn. Đối với rầy nâu, rầy lưng trắng, khi phun thuốc phải dâng cao mực nước ruộng.
- Đối với thửa ruộng đang trổ, nên phun vào sáng sớm hoặc chiều mát, đảm bảo lúa phơi màu tốt, không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
Trên đây là một số hướng dẫn biện pháp bảo vệ lúa Hè thu giai đoạn, trổ- chín. UBND xã đề nghị Ban thôn chỉ đạo Tổ KNCĐ tập trung tuyên truyền, thông tin triển khai đến tận hộ nông dân, vận động nông dân thực hiện tốt để bảo vệ an toàn, thắng lợi vụ sản xuất Hè thu 2023 ./.
TB quản lý dịch bệnh lúa hè thu.signed.pdf